Làm nghề nào cũng vậy đều cần đến
cái đầu nhạy bén và sự thay đổi liên tục mới để bản thân không bị tụt hậu. Hãy
năng động, hãy thay đổi, hãy dấn thân, hãy quan hệ - Đó mới là cách marketing dạy
bạn và giúp bạn vận hành nó.
Làm nghề marketing có khó không?
Để trả lời câu hỏi này – Hãy đọc
hết các gợi ý dưới đây rồi tự bạn có đáp án cho riêng mình.
Nghề Marketing: Muốn bật lên, đừng
đứng yên tại chỗ!
10 năm trước, nếu bạn tốt nghiệp
một trường đại học đào tạo về kinh tế, công việc ao ước của bạn hẳn sẽ là nhân
viên kế toán, kiểm toán hay nhân viên ngân hàng. Vào thời điểm đó, kế toán, kiểm
toán, ngân hàng vẫn là những lĩnh vực nằm trong top nghề nghiệp ước ao của các
tân cử nhân kinh tế.
Vậy mà 10 năm sau, với sự bùng nổ
của công nghệ thông tin và Internet, một thời đại của những nghề nghiệp mới, những
lĩnh vực mới hình thành và phát triển ngoạn mục. Một trong những lĩnh vực bùng
nổ ngoạn mục nhất chính là Marketing. Và một nghề nghiệp mới mang tên Marketer
ra đời, dần dần leo lên bảng xếp hạng top những nghề nghiệp hot nhất.
Theo một thống kê gần đây, 49% bản
tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực
Marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao, có đến 30% vị trí quản lý
cao cấp trong doanh nghiệp được nắm giữ bởi những người từng làm việc trong
ngành Marketing.
Nhân sự ngành gia tăng nhưng lại
khan hiếm nhân sự chất lượng cao
Có "cầu" ắt hẳn có
"cung". Nhân sự ngành Marketing nhanh chóng gia tăng, đặc biệt, bắt đầu
gia tăng mạnh kể từ thời điểm thế hệ 8X đời cuối và 9X đời đầu tốt nghiệp và bước
chân vào thị trường lao động. Là thế hệ lớn lên cùng sự bùng nổ của Internet,
tiếp xúc sớm với nền tảng các mạng xã hội, trưởng thành trong sự bùng phát của
digital marketing, thế hệ trẻ này nhanh chóng bị thu hút bởi sự phát triển mạnh
mẽ của ngành Marketing.
Thêm vào đó, cùng với hệ thống
đào tạo tại các trường Đại học, nhiều khóa học đào tạo nhân sự Marketing phi
chính quy ra đời, từ các khóa dài hạn, ngắn hạn đến các khóa học online, từ quốc
gia đến quốc tế. Các khóa học mở liên tục không ngừng nghỉ và không lúc nào ngớt
học viên.
Nhìn vào tình hình đó, nhiều người
nghĩ rằng "cung" đã phần nào đáp ứng đủ "cầu".
Thế nhưng, trên thực tế, cơn sốt
khan hiếm nhân lực ngành nghề đặc thù này ngày càng tăng nhiệt. Các nhân sự ở
trình độ "junior" thì không thiếu, nhưng để tìm kiếm được một nhân sự
cứng hay một nhân sự "senior" lại là bài toán khó cho nhiều doanh
nghiệp. Vấn đề này thực sự trở thành một bài toán nan giải trong ngành.
Nghề marketing, dễ bắt đầu, nhanh
bị chững, khó nâng cao trình độ
Với những ngành nghề khác, bạn cần
có một kiến thức chuyên môn nhất định, cần được đào tạo qua trường lớp mới đủ
kiến thức căn bản để bắt đầu con đường nghề nghiệp. Còn với Marketing, để bước
chân vào ngành không khó, thậm chí phần lớn thông tin tuyển dụng hiện nay còn
không yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Ngoại trừ các chương
trình Quản trị viên tập sự của các tập đoàn lớn luôn gắt gao và mang yếu tố chọn
lọc cao, còn lại, với các Startups hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ cần có
một số tố chất nhất định và vài kỹ năng mềm căn bản, bạn đã có thể bắt đầu với
vị trí marketer intern.
Sau 1, 2 năm lăn lội trong ngành,
bạn trở thành một Marketer thạo việc, đặc biệt với các bạn hoạt động trong lĩnh
vực digital marketing, đến lúc này, bạn tưởng chừng đã nắm vững các kiến thức
ngành, thành thạo các kỹ năng, và thách thức với bạn bây giờ là làm sao để nâng
cao trình độ.
Tại thời điểm này, nhiều bạn bắt
đầu thấy nhàm chán với công việc hoặc lĩnh vực đang làm, cảm giác bị chững lại
và sau đó, không ít bạn bắt đầu hành trình nhảy việc, nhảy từ công ty này sang
công ty khác hay từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác vì cảm thấy công việc hiện
tại không giúp mình đào sâu thêm kỹ năng hay kiến thức.
Từ đây có thể nhìn thấy tình trạng
mà nhiều marketer, đặc biệt các marketer trong lĩnh vực digital marketing thường
gặp: Bắt đầu dễ dàng, một thời gian sau chững lại, bão hòa, và sau đó là khó
nâng cao trình độ.
Nếu đồ thị hóa quá trình đó, có
thể nhận thấy đường đồ thị từ điểm 0 vút lên rất nhanh, sau đó đi ngang trong một
thời gian dài, và vấn đề đặt ra với các marketer là làm sao để bật lên khỏi đường
nằm ngang đó?
Làm sao để bật lên?
Trước hết đừng đứng yên tại chỗ!
Đừng lặp đi lặp lại các công việc
mà bạn đã thành thục, hãy chủ động tạo ra những thứ thách mới cho công việc hằng
ngày của mình.
Đừng đơn thuần chỉ là làm
marketing, hãy tìm hiểu sự vận hành của một doanh nghiệp, từ sản xuất đến phân
phối, quảng bá, bán hàng, thương hiệu, chiến lược, tài chính, R&D…, hiểu
cách mà doanh nghiệp làm ra lợi nhuận. Đừng đơn thuần chỉ là tìm hiểu khách
hàng qua số liệu, hãy khám phá để am hiểu đối tượng mà mình đang hướng tới, hiểu
họ là ai, họ muốn gì, họ yêu gì, ghét gì, sự thay đổi thói quen mua sắm của họ,...
để kịp thời phát hiện và cập nhật những insight mới cho hoạt động marketing.
Ngoài những yếu tố nội bộ và liên
quan trực tiếp tới công việc như trên, hãy mở rộng phạm vi tìm hiểu những yếu tố
gián tiếp và bên ngoài, đó là những yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô (kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ, môi trường), những tác động của môi trường
vi mô (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, các tổ chức ảnh hưởng…).
Kiến thức nền của bạn gia tăng, đồng nghĩa với việc bạn có nhiều chất liệu để
sáng tạo, tư duy và hoạch định các chiến lược marketing sau này.
Đừng lặp đi lặp lại các công việc
mà bạn đã thành thục, hãy chủ động tạo ra những thứ thách mới cho công việc hằng
ngày của mình.
Song song với quá trình đó, đừng
quên rằng bạn phải liên tục bổ sung kiến thức ngành.
Bởi trên con đường theo đuổi
ngành marketing, nếu trong tay chỉ những kiến thức lý thuyết cơ bản cộng với một
ít trải nghiệm làm nghề thì chưa bao giờ là đủ.
Dịch chuyển liên tục theo sự biến
động của thị trường và sự phát triển của công nghệ, kiến thức ngành marketing
cũng luôn liên tục được làm mới và bổ sung. Việc học marketing là một chặng đường
dài không có điểm dừng. Nếu bạn dừng việc học lại đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị
tụt hậu.
Kiến thức ngành có ở đâu?
Tập hợp những cuốn sách gối đầu
giường của dân Marketing, chỉ cần google cụm từ đó và chọn lọc, bạn sẽ tìm thấy
cho mình những đầu sách phù hợp. Hầu hết các cuốn sách đó đều được dịch từ nước
ngoài. Nếu được, hãy cố gắng tìm đọc phiên bản gốc bằng tiếng Anh. Đó là cách tốt
nhất để bạn có thể làm giàu nền tảng kiến thức của mình.
Còn để cập nhật những kiến thức mới
nhất và gần gũi nhất với thị trường trong nước nhất? Nổi lên trong cộng đồng gần
đây là GAM7 Book – tạp chí chuyên ngành đầu tiên dành cho người làm marketing tại
việt Nam. Phát hành định kỳ hàng quý, GAM7 Book tập hợp những bài viết chuyên
sâu và phân tích case study về thị trường trong nước, từ gần 50 chuyên gia kinh
nghiệm đầu ngành, được khai thác đa dạng dưới nhiều góc độ. Nếu bạn đang lạc lối,
chưa có cái nhìn tổng quan và sự thấu hiểu về thị trường, đây cũng sẽ là một gợi
ý hay để bạn tham khảo.
Nổi lên trong cộng đồng gần đây
là GAM7 Book – tạp chí chuyên ngành đầu tiên dành cho người làm marketing tại
việt Nam.
Và cũng đừng quên tầm sư học đạo!
Làm nghề marketing cũng như làm bất
cứ nghề nào khác, bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn nếu có một người hướng dẫn, chỉ dạy.
Có trình độ cao hơn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi,
họ là người có thể giải thích cho bạn những điều bạn chưa hiểu, uốn nắn những
cái sai lệch, đưa ra lời khuyên giúp bạn vượt qua những khó khăn trở ngại..
Họ có thể chính là sếp, là cấp
trên của bạn.
Ho cũng có thể là những đàn anh,
đàn chị trong nghề mà bạn "follow" trên các mạng xã hội. Nếu bạn
"follow" đúng người, những giá trị bạn nhận được sẽ thật sự hữu ích
và giúp bạn tiến xa trong ngành.
Xin được nhắc lại rằng, trong
ngành Marketing luôn thay đổi và dịch chuyển không ngừng này, muốn bật lên,
cách duy nhất chính là đừng đứng yên tại chỗ. Liên tục làm mới bản thân, cả về
kiến thức, kĩ năng lẫn tư duy và cảm nhận. Một khi giữ cho mình được thói quen
chuyển động không ngừng, bạn sẽ đi lên chứ không chỉ còn đi ngang!
Biểu ốc kem sưu tầm
Nguồn: http://www.brandsvietnam.com
0 nhận xét: