Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Bảo vệ bé yêu đúng cách ở các thời điểm chuyển giao mùa HÈ – THU, ĐẦU ĐÔNG

 Thời tiết chuyển giao mùa là khoảng thời gian khiến cha mẹ lo lắng nhất cho sức khỏe của con iu nhất là những đứa trẻ dưới 2 tuổi. Sức đề kháng và cơ thể còn bé nhỏ của con sẽ khiến con dễ mắc bệnh. Hãy cùng buynow.com.vn bảo vệ bé iu nhé!


Những lý do khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh trong thời khắc giao mùa

Do sự  thay đổi thất thường lúc thời tiết lúc giao mùa làm gia tăng số trẻ sơ sinh mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan hay chân tay miệng, sốt xuất huyết… Những ông bố bà mẹ không nên chủ quan để khi con mình bị bệnh rồi mới chữa trị mà hãy phòng tránh ngay từ bây giờ qua việc chú ý nhiều hơn nữa đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho con.
Tại Phòng khám dinh dưỡng (đặt tại Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội) những ngày gần đây cho thấy, lượng trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi mắc bệnh về đường hô hấp kèm theo các dấu hiệu chán ăn, quấy khóc đang có chiều hướng ra tăng.

Giải thích cho điều này, Thầy thuốc Ưu tú, Thạc sĩ, Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi cho biết: “Thời tiết nồm ấm, độ ẩm cao như hiện nay là môi trườnglý tưởng cho nhiều loài côn trùng và các loại vi-rút gây bệnh phát triển. Việc này kéo theo hệ lụy là các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em cũng tăng cao. Đối với những bé đang bị chứng biếng ăn và suy dinh dưỡng thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng.Bởi các bé này sẽ không có đủ sức khỏe để chống lại các loại vi-rút gây bệnh nguy hiểm.”

Để con luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật, các ông bố bà mẹ cần thực sự lưu tâm đếnn những vấn đề

Về môi trường sống của trẻ :

Thứ nhất, luôn đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng và khô ráo. Không chứa các bình nước lâu ngày trong nhà tránh cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Thứ hai, không cho con nhỏ tham gia các trò chơi ngoài trời nếu trời đang mưa phùn, ẩm ướt hoặc sương mù.

Thứ ba, tuyệt đối khôngđưa con đến những nơi đông người tránh cho con bị lây nhiễm những bệnh về đường hô hấp.

Thứ tư, nếu trong gia đình có người mắc các bệnh lây nhiễm như cảm cúm, ho, sốt cần cho con cách ly với thành viên đó.
Luôn đảm bảo cơ thể, quần áo, đồ dùng, đồ chơi của con nhỏ được sạch sẽ.

Để con chơi những đồ chơi sạch sẽ
 
Không phải cứ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì mới có khả năng mắc bệnh, vi khuẩn tồn tại ngay ở những vật trung gian như khăn, cốc, đồ chơi, điện thoại,... Vì vậy, cha mẹ cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng hàng ngày, nhất là sau khi đi học, đi chơi về. Bạn cần hướng dẫn bé cách rửa tay để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ và luyện cho bé không mút tay, không cho đồ chơi vào miệng.
Đặc biệt để tránh các loại côn trùng và vi-rút sinh sôi trong thời điểm giao mùa, các bậc phụ huynh cần vệ sinh ăn uống, răng miệng thường xuyên cho bé để tránh nhiễm trùng.

Bảo vệ con iu
 
Cuối cùng, Cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các trẻ mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Trong thời tiết chuyển mùa có một số căn bệnh thường gặp như viêm tai, cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp, viêm tiểu phế quản, thủy đậu, …điều đầu tiên các mẹ cần lưu tâm là tiêm phòng và nhắc lại cho con đầy đủ các mũi như cúm, sởi hoặc rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia,…để con iu có được nền tảng sức đề kháng phòng chống bệnh tốt nhất.

Về chế độ dinh dưỡng cho trẻ :

Theo bác sỹ Doãn Thị Tường Vi, “Để bé khỏe và có sức đề kháng với các loại bệnh, các bậc phụ huynh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bé thật khoa học. Điều này sẽ đảm bảo bé nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển một cách khỏe mạnh nhất”, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo sự cân bằng trong thực đơn dinh dưỡng của bé bằng việc cho bé ăn đầy đủ 6 loại dưỡng chất, bao gồm: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin, khoáng chất và nước.
Thứ hai, ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày, cần bổ sung thêm chobé sữa, các thực phẩm từ sữa và trái cây.
Thứ ba, đối với những bé biếng ăn thì không nên cho bé ăn vặt trước hoặc gần bữa ăn chính, khuyến khích bé vận động thể chất để bé mau đói và thèm ăn.
Thứ tư, đối với những bévừa ốm dậy thì cảm giác thèm ăn chưa được phục hồi, do đó các bậc phụ huynh cần cho con một chế độ ăn mềm như mì, cháo… tránh cho con dùng đồ ăn lạnh để bệnh không tái phát.
Ngoài ra, Để tăng sức đề kháng cho bé, các mẹ cần xây dựng thực đơn với những nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin. Bữa ăn của trẻ phải được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một bữa ăn của con nên được bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua ; tăng cường thực phẩm chứa kẽm và selen – 2 vị chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng, kích thích ăn uống ngon miệng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất như : thịt bò, hàu sữa, đậu nành, giá đỗ, bí đỏ, lạc... Với trẻ sơ sinh nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

CHÚC CÁC PHỤ HUYNH BẢO VỆ CON YÊU NGÀY CHUYỂN MÙA ĐƯỢC KHỎE MẠNH VÀ VUI VẺ!
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: